NGUYỄN THỊ TRÁCH CHỒNG
Thời Tam Quốc ở nước Ngụy có người họ Hứa tên là Doãn, người vợ họ Nguyễn là người hiền lành có tài đức, nhưng tướng mạo rất xấu xí. Khi người vợ họ Nguyễn được gả về nhà họ Hứa, Hứa Doãn nhìn thấy thì giật nẩy mình. Đến khi hoàn thành hôn lễ, Hứa Doãn cảm thấy tướng mạo của vợ mình vô cùng xấu xí thì có ý không chịu vào phòng. Người vợ họ Nguyễn sai người hầu gái đi nghe ngóng động tĩnh. Người hầu gái quay lại nói với người vợ họ Nguyễn rằng: “Có người khách đang nói chuyện với cậu chủ”. Người vợ họ Nguyễn nói: “Người khách này nhất định là Hằng Phạn, đang khuyên cậu chủ vào phòng đây”.
Một lúc sau, Hứa Doãn quả nhiên vào trong phòng, nhưng vừa vào phòng không lâu thì đứng dậy chuẩn bị đi ra. Người vợ họ Nguyễn bèn giữ Hứa Doãn lại. Hứa Doãn hỏi nàng: “Người phụ nữ phải có tứ đức, nay nàng được mấy đức?”. Người vợ họ Nguyễn đáp: “Trong tứ đức, thiếp chỉ thiếu mỗi Dung mà thôi. Nhưng thiếp biết được người tri thức có trăm hạnh, vậy xin hỏi chàng có bao nhiêu?”. Hứa Do nói: “Ta đều có đủ”. Người vợ họ Nguyễn nói: “Trong trăm hạnh thì đức hạnh đứng đầu. Nay chàng háo sắc mà không thích đức, sao có thể nói đều đủ cả?”. Hứa Doãn nghe người vợ họ Nguyễn nói xong cảm thấy vô cùng xấu hổ, thế là ở lại phòng. Không lâu sau, hai vợ chồng họ rất tương thân tương ái, kính trọng lẫn nhau.
Người phụ nữ quý ở cái đức mà không quý ở sắc đẹp. Đây là nguyên nhân mà Chung Vô Diệm có thể làm cho Tuyên Vương cảm phục, cũng là nguyên nhân để nước Tề được ổn định. Nhưng người háo sắc mà không thích đức hạnh thì ở đâu cũng vậy cả. Nghe xong lời nói của người vợ họ Nguyễn, có thể không sinh lòng xấu hổ sao? Giả sử không vì đó mà xấu hổ, vậy thì ngay cả Hứa Doãn cũng không bằng.
Những người phụ nữ chỉ chạy theo cái dung mạo đẹp đẽ mà đức hạnh của người phụ nữ không thể sánh với người vợ họ Nguyễn thì càng phải cảm thấy xấu hổ!