TỀ THÁI THƯƠNG NỮ
Tề Thái Thương nữ là con gái út của quan Thái Thương lệnh Thuần Vu Ý. Thuần Vu Ý không có con trai chỉ có năm người con gái. Vào thời Hiếu Văn Hoàng Đế, Thuần Vu Ý bị tội phải chịu hình phạt. Lúc này hình phạt được bảo lưu rồi giải đi Trường An thụ hình. Lúc bị bắt Thuần Vu Ý mắng con gái của mình rằng: “Sinh con không sinh con trai có việc gấp chẳng có ích gì”. Đề Oanh thương khóc theo cha đến kinh thành, đồng thời dâng thư lên Hoàng Đế rằng: “Cha thiếp làm quan lại trong nước Tề đều khen ông ấy liêm khiết, công bằng, nay phạm tội phải chịu hình phạt. Thiếp thương cha không thể sống lại, người chịu hình phạt thì cơ thể chân tay không thể chắp nối lại, dù muốn sửa đổi lỗi lầm từ con đường mới, cũng không có cách nào. Thiếp xin chịu vào làm nô tì nhà quan, chuộc tội phải chịu hình phạt của cha, để cha có cơ hội được sửa đổi từ con đường mới”. Sau khi dâng tấu thư lên, Hoàng Đế cảm động với tình cảm của nàng nên ban chiếu thư rằng: “Nghe nói vào thời Hữu Ngu, chỉ bôi viết lên quần áo của người phạm tội để cho người phạm tội mặc quần áo có đánh dấu, do đó để cho họ cảm thấy hổ thẹn, từ đó mà nhân dân không phạm pháp, đất nước được cai trị tốt như vậy! Nay pháp luật có năm loại nhục hình, nhưng kẻ gian tà vẫn không bớt. Vấn đề này là do đâu? Chẳng nhẽ không phải là do lòng nhân đức của Trẫm quá mỏng? Thưởng phạt và giáo hóa không rõ ràng hay sao? Trẫm cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Xem ra giáo hóa không thuần túy, nhân dân sẽ dễ đi vào con đường phạm tội”.
Kinh Thi có câu: “Khải đễ quân tử, dân chi phụ mẫu” (Người quân tử bình dị dễ gần, mới đáng làm cha mẹ của dân). “Nay có người phạm lỗi, chưa giáo hóa mà đã dùng đến nhục hình, có lẽ những người muốn sửa lỗi quay về đường thiện cũng không có cách nào để sửa lỗi. Trẫm vô cùng thương tiếc cho họ. Nhục hình làm đứt chân tay, rách nát da thịt, làm cho người ta cả đời tàn tật, nhiều đau khổ là không đạo đức. Như vậy sao hợp với ý của cha mẹ của dân chứ? Nhất định phải hủy bỏ nhục hình”. Từ đó về sau hình phạt đục đầu thay đổi thành cạo đầu, rút gân đổi thành đánh bằng roi, chặt chân đổi thành vòng sắt kẹp cổ. Thế là Thuần Vu Ý được miễn tội.
Bậc quân tử nói một lời nói của Đề Oanh làm cảm động tâm ý của Hoàng Thượng, có thể nói việc làm vô cùng thích hợp.
Kinh Thi có câu: “Từ chi dịch hĩ, dân chi mạc hĩ” (Những lời vui đẹp thì dân đều yên lòng) là nói điều này.
Có thơ khen rằng: Đề Oanh tụng phụ, diệc khổng hữu thức, thôi thành thượng thư, văn nhã thậm bị, tiểu nữ chi ngôn, nãi cảm thánh ý, chung trừ nhục hình, dĩ miễn phụ sự.
(Tạm dịch: Đề Oanh biện giải cho cha, rất có dũng khí và kiến thức, thành tâm dâng tấu thư, ngôn từ nhã nhặn hoàn chỉnh, lời của cô con gái út, làm cảm động Hoàng Thượng, cuối cùng loại bỏ nhục hình, miễn tội cho cha).
CÁC CÂU CHUYỆN KHÁC TRONG QUYỂN 6 – BIỆN THÔNG TRUYỆN
LIỆT NỮ TRUYỆN
Tải Sách Liệt Nữ Truyện (Bản in PDF) (2985 downloads )
Tải Sách Liệt Nữ Truyện (.docx) (2651 downloads )