NGÔ TẠ PHẠT ROI CON
Thời nhà Tống, có người tiến sĩ họ Ngô tên là Hạ. Mẹ của ông là Tạ thị, dạy dỗ con trai rất có đạo nghĩa. Mỗi lần khi con trai nói chuyện với khách, Tạ thị thường đứng sau bình phong để nghe xem họ nói chuyện gì. Có một hôm, Ngô Hạ ngẫu nhiên nói với khách chuyện không tốt của người ta. Mẹ của ông nghe được liền rất tức giận. Đợi khi khách về bèn đánh Ngô Hạ một trăm roi. Có người họ hàng đến khuyên Tạ thị rằng: “Bàn luận sở trường sở đoản của người ta, đây cũng là cái tật thông thường của người có học thức, đâu phải là lỗi lớn mà bà đánh Ngô Hạ ra nông nỗi này?”. Tạ thị thở dài mà rằng: “Ta nghe nói người yêu thương con gái thì nhất định sẽ chọn người tri thức ăn nói cẩn thận để làm con rể. Tôi chỉ có một người con trai, phải để nó hiểu được đạo lý to lớn của nghĩa và mệnh. Nay nó nói chuyện không cẩn thận như thế là đã quên mất người mẹ này. Như vậy đâu phải là đạo lý đối nhân xử thế lâu dài?”, thế là Tạ thị chảy nước mắt, không chịu ăn uống. Từ đó về sau, Ngô Hạ trong lòng sợ hãi, hết sức cảnh giác với bản thân mình, cuối cùng trở thành nhân vật rất có tiếng tăm.
Lữ Khôn bàn rằng: Những tai họa gây ra cái chết của con người, nhiều nhất là lời nói. Nếu như vì đạo nghĩa mà nói lời đáng nói thì cho dù gây ra tai họa chết người cũng không đáng sợ. Nhưng trong sinh hoạt ngày thường mà bàn luận ưu khuyết điểm của người ta, chỉ trích khuyết điểm của người khác, bôi nhọ người ta để phát tiết sự căm hận trong lòng mình thì sao có thể tránh được tai họa? Mẹ của Ngô Hạ dạy dỗ con cái, có thể nói là biết được trọng điểm. Giống như mẹ của Phạm Bàng vậy. Còn có ân hận gì!
NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỨC HẠNH PHỤ NỮ
PHẦN 6: NGHĨA – NHỮNG CÂU CHUYỆN NHÂN NGHĨA CỦA NGƯỜI NỮ