Chia sẻ bằng cả trái tim! Công đức vô lượng!

TẤN DƯƠNG THÚC CƠ

 

Thúc Cơ là vợ của Dương Thiệt Tử, mẹ của Thúc Hướng, Thúc Ngư, họ Dương. Thúc Hướng tên là Hất, Thúc Ngư tên là Phụ. Dương Thiệt Tử thích sự chính trực, không được nước Tấn dung nạp, thế là bỏ Tấn mà đến Tam Thất Chi Ấp. Tam Thất Chi Ấp có người ăn trộm dê của người khác đem biếu Dương Thiệt Tử, Dương Thiệt Tử không nhận, Thúc Cơ nói: “Chàng sống ở nước Tấn không được dung nạp, sau khi bỏ đến Tam Thất Chi Ấp, lại không được Tam Thất Chi Ấp dung nạp. Đây là chàng không bằng lòng để được dung nạp, chi bằng cứ nhận lấy”. Thế là Dương Thiệt Tử nhận lấy và nói: “Để cho Hất và Phụ ăn!”. Thúc Cơ nói: “Không được! Phía nam có một giống chim gọi là Càn Cát, thường ăn cả thịt con, làm cho con non không thể lớn. Nay Hất và Phụ còn nhỏ, sẽ thay đổi theo sự giáo dục của chàng, không thể ăn thịt bất nghĩa. Chi bằng hãy đem chôn để chứng tỏ là không tham gia vào việc trộm cắp”. Thế là cho thịt dê vào trong hũ rồi đem chôn. Hai năm sau việc trộm dê bị phát hiện. Sai nha tìm đến cửa, Dương Thiệt Tử nói: “Tuy ta có nhận nhưng không dám ăn”. Thế là đào lên cho sai nha xem, nhìn thấy xương dê vẫn còn. Sai nha nói: “Dương Thiệt Tử là người chính nhân quân tử! Không tham dự vào việc trộm dê”.

Bậc quân tử nói Thúc Cơ có thể dự phòng tai họa, tránh bị tình nghi. Kinh Thi có câu: “Vô viết bất hiển, mạc dư vân cầu” (Chớ nói chỗ tối tăm không rõ ràng, không có ai trông thấy ta) là nói điều này.

Thúc Hướng muốn lấy con gái của Thân Công Vu Thần là Hạ Cơ. Con gái của họ đẹp lại quyến rũ, Thúc Cơ không đồng ý, hy vọng con trai lấy con gái gia tộc của mình. Thúc Hướng nói: “Gia tộc của mẹ phú quý mà người lại không nhiều, không nhẽ để con liên lụy đến gia tộc của cậu sao!”. Thúc Cơ nói: “Vợ (Hạ Cơ) của Tử Linh (Thân Công Vu Thần) giết ba người chồng, một vị Vua, một người con, diệt vong hai khanh tướng của một nước. Con không sợ bị họ liên lụy lại sợ liên lụy gia tộc chúng ta. Tại sao vậy? Huống hồ ta nghe nói người có phúc lớn nhất định sẽ có họa lớn, người quá đẹp ắt có tật xấu. Hiện nay con gái của Phi tần của Trịnh Mục công thiết phi Diêu Tử (tức Hạ Cơ), em gái của Trịnh Linh Công, Linh Công chết sớm mà không có con cháu nối dõi, mà ông trời yêu quý, để cho nàng ta xinh đẹp như vậy, sau này ắt sẽ do vậy mà sẽ có thất bại thảm hại. Trước đây có người con gái họ Nhưng, tóc đen mượt mà lại vô cùng xinh đẹp tên là Huyền Thê. Lạc Chính Quỳ lấy nàng làm vợ, sinh được Bá Phong. Bá Phong phóng túng lại vô cùng tham lam, ngang ngược vô lý, mọi người gọi là Phong Thỉ. Hậu Nghệ của bộ tộc Hữu Cùng tiêu diệt Bá Phong, do vậy từ đó không có ai thờ cúng. Hơn nữa, sự diệt vong của ba triều đại nhà Hạ, Thương, Chu, công tử Thân Sinh bị phế truất đều do sắc đẹp này. Con lấy người như vậy làm gì? Đặc biệt, người đẹp có thể làm thay đổi con người, nếu như không phù hợp với đạo đức, nhân nghĩa ắt sẽ gây tai họa”. Thúc Hướng nghe xong sợ không dám lấy con gái của Thân Công Vu Thần nữa.

Tấn Bình Công ép Thúc Hướng phải lấy con gái Hạ Cơ, sinh được một người con trai là Dương Thực Ngã, tên hiệu là Bá Thạc. Khi sinh Bá Thạc, người hầu vào gặp Thúc Cơ nói: “Dâu trưởng sinh được một bé trai”. Thúc Cơ đến xem đứa bé, vừa đến đại sảnh nghe thấy tiếng đứa bé khóc liền quay về mà nói: “Đây là âm thanh của lang sói, lòng lang dạ sói, sau này người diệt họ Dương Thiệt ắt là đứa bé này”. Thế là không chịu gặp đứa bé. Đến khi Bá Thạc trưởng thành, cùng với Kỳ Thắng làm loạn. Người Tấn giết Bá Thạc, họ Dương Thiệt do đó mà bị diệt vong.

Bậc quân tử nói Thúc Cơ giỏi việc suy luận loại suy. Kinh Thi có câu: “Như bỉ tuyền lưu, vô luân tư dĩ bại” (Như dòng suối chảy đi mất, chớ cho chìm đắm đọa đày) là nói điều này.

Khi Thúc Cơ vừa mới sinh Thúc Ngư bèn nói: “Đứa bé này mắt hổ, miệng heo, vai diều hâu, bụng trâu, mặt có nét tham lam không biết thế nào cho đủ, sau này sẽ do nhận hối lộ mà chết”. Thế là từ đó trở đi không gặp Thúc Ngư nữa. Đến khi Thúc Ngư trưởng thành, làm quan tán lý (đại diện tư pháp). Hình Hầu và Ung Tử tranh chấp ruộng đất. Ung Tử dâng con gái mình để cầu Thúc Ngư giúp đỡ. Hình Hầu giết Thúc Ngư và Ung Tử ngay tại chỗ. Hàn Tuyên Tử không biết phải xử lý thế nào. Thúc Hướng nói: “Ba kẻ gian ác tội trạng giống nhau, xin hãy giết kẻ sống, bêu riếu kẻ chết”. Thế là giết hết gia tộc Hình Hầu, còn Thúc Ngư và Ung Tử bị bêu xác ngoài chợ. Thúc Ngư cuối cùng do lòng tham mà chết. Có thể nói là Thúc Cơ có trí tuệ.

Kinh Thi có câu: Tham nhân bại loại (kẻ tham hư hỏng xấu xa vô cùng) là nói điều này.

 

Có thơ khen rằng: Thúc Hướng chi mẫu, sát ư tính tình, suy nhân chi sinh, dĩ cùng kỳ mệnh, Thúc Ngư Thực Ngã, giai tham bất chính, tất dĩ hóa tử, quả tuất phân tranh.

(Tạm dịch: Mẹ của Thúc Hướng giỏi việc quan sát tính tình con người, để dự đoán vận mệnh đời người. Thúc Ngư và Thực Ngã đều là kẻ tham lam bất chính, nhất định sẽ vì tiền tài mà chết, sau này quả nhiên chết vì tranh chấp).


CÁC CÂU CHUYỆN KHÁC TRONG QUYỂN 3 – NHÂN TRÍ TRUYỆN


LIỆT NỮ TRUYỆN

  Tải Sách Liệt Nữ Truyện (Bản in PDF) (1005 downloads )

  Tải Sách Liệt Nữ Truyện (.docx) (653 downloads )



Chia sẻ bằng cả trái tim! Công đức vô lượng!