KHẾ MẪU GIẢN ĐỊCH
Giản Địch, mẹ của Khế, là con gái trưởng của bộ tộc Hữu Nhung. Vào đời Vua Nghiêu, bà cùng chị em tắm ở Huyền Khâu, có con chim huyền điểu ngậm trứng bay qua thì rớt xuống. Quả trứng ngũ sắc đẹp vô cùng, Giản Địch và chị em tranh nhau nhặt trứng. Sau khi Giản Địch nhặt được liền ngậm trong mồm, trong lúc cấp bách đã lỡ nuốt quả trứng, do vậy mà sinh ra Khế. Giản Địch giỏi việc quản lý con người, trên thông thiên văn, lại thích làm việc thiện. Sau khi Khế trưởng thành bèn dạy nó cách quản lý con người, biết cách làm thế nào để xử lý thuận lợi trật tự trong xã hội.
Khế vô cùng thông minh lại nhân nghĩa, theo sự dạy dỗ của mẹ mà học được cách xử lý các việc, do đó dần dần có tiếng tăm. Vua Nghiêu cho giữ chức Tư Đồ, phong cho đất Bạc. Sau khi Vua Nghiêu mất, Vua Thuấn lên ngôi, bèn lệnh cho Khế: “Khế! Trăm họ không hòa thuận, luân thường không hài hòa, khanh giữ chức Tư Đồ, phải dạy dỗ nhân dân, lấy nhân hậu làm gốc, tuân thủ luân thường đạo đức”. Con cháu của Khế sau này đời đời ở đất Bạc, đến đời Thương Thang thì thịnh vượng, lên ngôi Thiên tử. Cho nên, Bậc quân tử cho rằng đây là do Giản Địch nhân hậu lại có lễ nghĩa.
Kinh thi có câu: “Hữu Nhung phương tướng, lập tử sinh duệ” (Bộ tộc Hữu Nhung, truyền đến con cháu). Lại nói: “Thiên mệnh huyền điểu, giáng sinh nhà Thương”.
Có thơ ca ngợi: Khế Mẫu Giản Địch, đôn nhân lệ dực, thôn noãn sinh tử, toại tự tu sức, giáo dĩ sự lý, thôi ân hữu đức, Khế vi đế phụ, cái mẫu hữu lực
(Tạm dịch: Giản Địch mẹ Khế, nhân hậu thiện tâm, nuốt trứng sinh trai, tự mình tu dưỡng, dạy bảo lý lẽ, thi ân có đức, phò tá cho Vua, là công của mẹ).
CÁC CÂU CHUYỆN KHÁC TRONG QUYỂN 1 – MẪU NGHI TRUYỆN
LIỆT NỮ TRUYỆN
Tải Sách Liệt Nữ Truyện (Bản in PDF) (2985 downloads )
Tải Sách Liệt Nữ Truyện (.docx) (2650 downloads )