Chia sẻ bằng cả trái tim! Công đức vô lượng!

CAO HOÀNG HẬU GIẢM BỚT CHÍNH SÁCH

 

Thời Bắc Tống, Hoàng Hậu của vua Anh Tông là Cao thị sinh hoạt vô cùng tiết kiệm. Hoàng Đế muốn thăng chức cho em trai của Hoàng Hậu là Cao Sĩ Lâm, Cao hậu nói: “Đừng vì thần thiếp mà làm trái với quy định của Tổ tiên”. Khi Thần Tông lên làm Hoàng Đế đã tôn bà lên làm Hoàng Thái Hậu. Khi Triết Tông lên làm Hoàng Đế cũng tôn bà làm Thái Hoàng Thái Hậu. Khi đó, Triết Tông còn nhỏ tuổi, bà ở Diên Hòa điện phò tá Triết Tông xử lý chính sự của đất nước. Chính sách mà Cao Hoàng Hậu thi hành đều rất có ích, ví dụ như:

  • Cho nhân dân bị chiêu mộ đến xây dựng kinh thành được trở về nhà, hơn nữa, giảm bớt số lượng cảnh vệ bảo vệ trong thành;
  • Cho dừng hết những công việc xa hoa không ích lợi trong cung;
  • Thả hơn ba mươi người trong cung về nhà;
  • Lại khuyên can các quan lại trong và ngoài triều không được dùng thủ đoạn hà khắc, bạo ngược, tham lam để đối xử với nhân dân;
  • Lại phế bỏ hoặc nới rộng thời gian với những chỗ không hợp lý trong chính sách mới của Vương An Thạch, ví dụ như việc sản xuất của nhân dân tính theo hộ, nuôi dưỡng chiến mã cho Hoàng gia.

Chính sách hoàn thiện như vậy đều là mệnh lệnh một mình Cao Hoàng Hậu định ra trong cung. Các quan đại thần đều không biết trước. Cho nên, nhân dân gọi bà là “Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ”.

Chín năm Cao Hoàng Hậu phò tá Vua Triết Tông xử lý việc triều chính, toàn lực sửa đổi những chỗ không hợp lý trong hiến pháp của Vương An Thạch như:

  • Dùng phương pháp bình ổn giá gạo thay cho phép thanh miêu[1];
  • Dùng Gia Hựu sai dịch thay cho phép miễn dịch;
  • Phế bỏ phép giao dịch thị trường;
  • Nới lỏng lệnh cấm buôn bán lá trà và muối ăn;
  • Hạ lệnh giảm bớt một phần tư bổng lộc họ ngoại của Vua.

Khi các quan lại xin Cao Hoàng Hậu ban sắc lệnh ở điện Văn Đức, Cao Hoàng Hậu khước từ rằng điện Văn Đức là nơi Vua xử lý việc nước, đâu phải là nơi đàn bà phụ nữ có thể ra vào. Mỹ đức chính trực của bà nhiều không đếm xuể.


[1] Phép thanh miêu: Nghĩa là khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân vay tiền, đến khi lúa chin thì dân lại phải trả tiền lãi tính theo lệ nhà nước đã định mà trả tiền lãi


NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỨC HẠNH PHỤ NỮ 
PHẦN 7: LIÊM - NHỮNG CÂU CHUYỆN LIÊM KHIẾT CỦA NGƯỜI NỮ
 
Chia sẻ bằng cả trái tim! Công đức vô lượng!