GIA QUY CỦA THÂN QUỐC
Thời Bắc Tống, Lữ Hi Triết làm quan được phong đến chức Vinh Quốc Công. Mẹ của ông là Thân Quốc phu nhân, dạy con việc gì cũng phải theo nề nếp cũ. Khi Lữ Hi Triết mới lên mười tuổi, bất luận là trời nóng hay trời lạnh, cả ngày đứng bên cạnh mẹ. Mẹ không bảo ngồi thì ông không dám ngồi. Hàng ngày nhất định quần áo phải chỉnh tề mới được gặp bậc bề trên. Thường ngày ở trong nhà, cho dù trời nóng nực như thế nào đi nữa, ở bên cạnh bậc bề trên thì không được phép cởi bỏ khăn quấn đầu và giầy tất, quần áo cũng phải chỉnh tề, càng không được phép đến quán trà, tiệm rượu. Cho nên, những lời nói không đứng đắn, những âm thanh không đứng đắn ngoài chợ thì tai của Lữ Hi Triết cũng chưa từng được nghe. Những sách vở không đứng đắn thì mắt của Lữ Hi Triết cũng chưa từng được xem. Do đó, sau này, Lữ Hi Triết trở thành nhân vật lớn có đạo đức khác người thường.
Lữ Khôn có lời bàn rằng: Giỏi việc dạy bảo con cái, trừ việc nghiêm khắc ra không còn cách nào khác. Giỏi việc sử dụng oai phong, trừ việc phải cẩn thận ra không còn cách nào khác. Người thời nay dạy bảo con cái, đại đa số là lơ là qua quýt, dung túng nuông chiều, không xem xét kỹ lưỡng. Đợi đến khi đức tính của con cái hỏng rồi thì chỉ biết cho đòn roi, ngoài việc làm hại đến tình cảm của cha mẹ với con cái chứ không giúp gì cho việc cứu vãn tính nết của con cái. Hãy xem phương pháp dạy con của Thân Quốc phu nhân, có thể ngộ ra rất nhiều đạo lý trong đó.
NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỨC HẠNH PHỤ NỮ
PHẦN 5: LỄ – NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ GIỮ LỄ CỦA PHỤ NỮ