TRÂU MẠNH KHA MẪU
Mẹ của Mạnh Tử nước Trâu, tên hiệu là Mạnh Mẫu. Nhà bà ở gần một khu nghĩa địa. Lúc Mạnh Tử còn nhỏ, rất thích chơi trong nghĩa địa, lấy việc đào mộ và chôn cất làm trò chơi. Sau khi Mạnh Mẫu nhìn thấy bèn nói: “Nơi này không phải là nơi mà ta và con ta ở được” bèn chuyển đến sống ở cạnh một khu chợ. Sau khi Mạnh Tử tới đây, khi bày trò chơi thường bắt chước người bán hàng giao hàng khắp phố. Sau khi Mạnh Mẫu nhìn thấy bèn nói: “Nơi này không thích hợp để ta và con ta cư trú”, thế là lại dẫn con chuyển nhà đến ở cạnh trường học. Sau khi Mạnh Tử đến đây, khi bày trò chơi thường tập luyện lễ nghi cúi chào, nhường nhịn, lùi bước. Sau khi Mạnh Mẫu nhìn thấy bèn nói: “Đây mới là nơi ta và con ta ở được”. Thế là sinh sống ở nơi này. Đến khi Mạnh Tử trưởng thành, Mạnh Tử học tập lễ (lễ nghi), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (thư pháp), số (toán pháp) sáu môn kỹ thuật thiết yếu, sau trở thành học giả nổi tiếng.
Cho nên bậc quân tử nói rằng Mạnh Mẫu giỏi việc giáo dục để có được sự thay đổi âm thầm bất ngờ. Trong Kinh Thi có câu: “Bỉ thù giả tử, hà dĩ dư chi” (người đẹp kia ơi! Ta lấy gì tặng người đây!) là để nói chuyện này.
Mạnh Tử thời niên thiếu, có lần đi học không lâu bèn về nhà. Khi đó Mạnh Mẫu đang ngồi dệt vải, hỏi Mạnh Tử rằng: “Việc học của con thế nào rồi?”. Mạnh Tử đáp: “Vẫn như trước đây ạ!”. Mạnh Tử nghe xong liền dùng dao chặt đứt mảnh vải trên khung cửi. Mạnh Tử kinh ngạc với hành động của mẹ, hỏi mẹ sao lại làm vậy. Mạnh Mẫu bảo rằng: “Con bỏ bê việc học tập cũng giống như mẹ cắt tấm vải. Người quân tử chân chính thông qua việc học để có tri thức, thông qua việc nêu câu hỏi để mở mang trí tuệ, tĩnh thì được yên ổn, động thì tránh xa tai họa. Hiện nay con bỏ bê việc học tập thì sau này không tránh được việc trở thành nô lệ cho người khác, mà không thể tránh khỏi tai họa. Giống như mẹ phải dệt vải mới có cơm ăn, nếu như bỏ bê giữa chừng không làm việc thì nhà ta sao có quần áo, nhà ta sao có lương thực để ăn! Người phụ nữ bỏ bê thì sẽ không có cơm ăn, người đàn ông bỏ bê thì sẽ sa ngã mà không có đạo đức. Như vậy, nếu không thành kẻ cướp thì cũng thành kẻ bị người khác sai khiến”.
Sau khi nghe xong Mạnh Tử vô cùng kinh sợ, từ đó trở đi hàng ngày từ sáng đến tối đều chăm chỉ học hành không ngừng. Manh Tử lạy Tử Tư làm thầy, trải qua việc cố gắng không mệt mỏi cuối cùng trở thành một nhà nho lớn trong thiên hạ. Cho nên bậc quân tử nói rằng Mạnh Mẫu biết đạo lý của người làm mẹ. Trong Kinh Thi có câu: “Bỉ thù giả tử, hà dĩ cáo chi” (Người đẹp kia ơi! Ta lấy gì báo cáo người đây) ý là để nói việc này.
Sau khi Mạnh Tử lấy vợ, có một lần, khi ông vào phòng ngủ, thấy vợ ông lõa thể trong phòng. Mạnh Tử không vui bèn bỏ đi không vào phòng nữa. Vợ Mạnh Tử cáo từ với Mạnh Mẫu yêu cầu rời khỏi nhà họ Mạnh rằng: “Con nghe nói đạo vợ chồng không đem phòng ngủ bao gồm bên trong. Hiện nay con một mình trong phòng ngủ có chút buông thả, chồng con nhìn thấy lại rất không vui, như vậy là coi con như khách. Nhìn từ phương diện lễ nghĩa của người vợ, làm người vợ ở nhà thì không câu thúc như đối với khách. Cho nên, xin hãy để con về nhà mẹ đẻ”. Thế là Mạnh Mẫu gọi Mạnh Tử đến, nói với Mạnh Tử rằng: “Theo quy tắc lễ nghĩa, khi sắp vào cổng phải hỏi ai có nhà. Đây là để chào hỏi người trong nhà. Khi sắp vào phòng khách, nhất định lớn tiếng chào hỏi, ý là thông báo cho người trong nhà. Khi sắp vào phòng trong thì mắt nhất định phải nhìn xuống dưới, là tránh nhìn thấy những điều sơ suất của người ta. Hiện nay con không nghiêm túc thể nghiệm lễ nghĩa, lại dùng lễ nghĩa để trách cứ người khác, đây không phải là xa lánh lễ nghĩa sao?”. Mạnh Tử nghe mẹ nói xong vội vàng tạ tội, thế là giữ vợ lại. Bậc quân tử cho rằng Mạnh Mẫu thực sự biết lễ nghĩa lại hiểu rõ đạo lý mẹ chồng nàng dâu.
Khi Mạnh Tử ở nước Tề, trên mặt có nỗi lo âu. Mạnh Mẫu thấy vậy bèn hỏi: “Hình như con có nỗi lo âu là vì sao vậy?”. Mạnh Tử đáp: “Cũng không có gì ạ”. Hôm khác khi nhàn rỗi, Mạnh Tử ôm cột nhà mà than thở. Mạnh Mẫu sau khi thấy vậy liền nói: “Trước đây thấy sắc mặt con lo lắng, con nói là không có gì. Nay con ôm cột nhà than thở là bởi cớ làm sao?”. Mạnh Tử trả lời mẹ rằng: “Con nghe nói, người quân tử dựa vào tài năng của mình mà chọn lựa vị trí thích hợp, sẽ không sống tạm mà nhận sự ban thưởng, không tham luyến vinh hoa và bổng lộc. Khi Chư hầu không nghe kiến nghị thì sẽ không truyền đạt lời kiến nghị, và khi nghe lời kiến nghị mà không dùng thì triều đình sẽ không thực hiện. Hiện nay nước Tề không thu nạp đạo nghĩa nên con muốn đi xa một chuyến. Tuy nhiên, mẹ tuổi đã cao nên con mới cảm thấy lo âu”. Mạnh Mẫu nói: “Lễ nghĩa của người phụ nữ chẳng qua là nấu nướng cơm nước cho gia đình, nấu rượu cúng tế, phụng dưỡng cha mẹ chồng, may vá quần áo mà thôi. Cho nên chỉ là những việc chốn khuê phòng chứ không có chí hướng nào khác. Kinh Dịch có nói: “Tại trung quĩ, vô du toại” (ý nói người phụ nữ ở nhà việc chủ yếu là bếp núc, cơm nước nước cho gia đình). Kinh Thi có câu: “Vô phi vô nghi, duy tửu thực thị nghị” (người phụ nữ không có tư tưởng tự ý quyết định, chỉ tuân theo tam tòng tứ đức). Cho nên mới nói người phụ nữ chưa lấy chồng thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con. Đây là lễ nghi của người phụ nữ. Hiện nay con đã trưởng thành mà ta thì đã già. Con làm theo lễ nghi của con. Ta làm theo lễ nghi của ta”.
Bậc quân tử nói rằng Mạnh Mẫu hiểu nhất là đạo lý của người phụ nữ. Kinh Thi có câu: “Tải sắc tải tiếu, phỉ nộ phỉ giáo” (giáo dục bằng tình yêu, không giáo dục bằng đòn roi) là để nói mẹ của Mạnh Tử.
Có thơ khen rằng: Mạnh Tử chi mẫu, giáo hóa liệt phân, xứ tử trạch nghệ, sứ tùng đại luân, tử học bất tiến, đoạn cơ thị yên, tử toại thành đức, vi đương thế quán.
(Tạm dịch: Mẹ của Mạnh Tử không ngừng dạy bảo, chọn nhà cho con, để con hiểu đạo. Con học không thông, chặt vải cảnh tỉnh, sau con thành danh, đệ nhất đương thời).
CÁC CÂU CHUYỆN KHÁC TRONG QUYỂN 1 – MẪU NGHI TRUYỆN
LIỆT NỮ TRUYỆN
Tải Sách Liệt Nữ Truyện (Bản in PDF) (2985 downloads )
Tải Sách Liệt Nữ Truyện (.docx) (2650 downloads )