THÂN TƯỞNG NHƯỜNG CỦA HỒI MÔN
Thời nhà Minh, có người tên là Thân Tại Đình, vợ là Tưởng thị người đất Kỳ Dương, Hồ Nam. Cha nàng tên là Tưởng Ứng Xuân, làm quan ở huyện Đãng Sơn, nhà rất giàu có. Tưởng thị từ bé không biết đến sự vất vả của thế gian, nhưng sau khi lấy Thân Tại Đình thì có thể cởi bỏ đồ trang sức, cởi bỏ áo quần lộng lẫy để cùng với mẹ chồng múc nước ở giếng, xuống bếp nấu cơm. Buổi tối, Tưởng thị còn đốt đèn cùng với mẹ chồng làm việc, cho dù bụng đói, người lạnh cũng không nói gì. Sau đó em gái chồng gần đến ngày lấy chồng, tài lực của Thân Tại Đình không thể sắm đồ trang sức cho em. Tưởng thị bèn nói: “Thiếp đến nhà chồng chưa đến một năm. Toàn bộ đồ dùng mà hàng ngày cần dùng đều đầy đủ, có thể cho em gái làm của hồi môn”. Thân Tại Đình nói: “Điều này chúng ta không dám nghĩ tới”. Tưởng thị tức giận nói: “Phu quân phải hiểu rằng em gái của chàng là em gái của thiếp! Đâu có thể tiếc mấy cái đồ dùng và quần áo mà thêm gánh nặng cho gia đình”. Thân Tại Đình nghe xong cảm thán, bội phục sự hiền đức của vợ.
Gia đình gả con gái khi nghe được nhà đằng trai có em trai hoặc em gái thì đều rất sợ hãi. Thậm chí, chị dâu cũng rất chán ghét đối với hai loại người này, giống như cả ngày cũng không muốn nhìn thấy họ. Tại sao vậy? Bởi vì sợ thành cái gai trong mắt của em chồng mà phỉ báng, công kích lẫn nhau, làm hại lẫn nhau. Có thể đối xử thân thiện với em gái chồng đã có thể được coi là người phụ nữ hiền lành rồi. Huống hồ đem của hồi môn của mình cho hết em gái chồng làm của hồi môn, còn nói em gái chồng là em gái của mình. Đức hạnh liêm khiết của Tưởng thị là người đứng đầu từ xưa tới nay.
NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỨC HẠNH PHỤ NỮ
PHẦN 7: LIÊM - NHỮNG CÂU CHUYỆN LIÊM KHIẾT CỦA NGƯỜI NỮ