VỢ ĐÔN GÁNH VÀNG
Thời Tam Quốc, Nhữ Đôn nước Ngụy là người đất Quảng Hán. Nhà Nhữ Đôn rất giàu có, cha mẹ mất sớm. Chị dâu của Nhữ Đôn rất tham lam lại keo kiệt. Nhữ Đôn đem ruộng đất chia cho mình nhường lại hết cho anh trai. Còn bản thân chỉ để lại một mảnh đất để trồng trọt. Một hôm Nhữ Đôn đào được một hũ vàng trong mảnh đất của mình. Nhữ Đôn đưa cho vợ xem, vợ Nhữ Đôn nói: “Số vàng này là Tổ tiên của chúng ta để lại. Chúng ta đã không cần ruộng đất thì số vàng này cũng không nên để lại chỗ chúng ta”, thế rồi cùng với Nhữ Đôn gánh vàng đi trả cho anh chị. Người chị dâu thấy hai người đến, đầu tiên còn nghi ngờ họ đến để vay tiền nên rất không vui. Sau thấy có vàng thì mới vui vẻ. Anh của Nhữ Đôn thấy tình cảnh này trong lòng rất cảm động, bèn nói: “Chẳng nhẽ mình là kẻ tiểu nhân như vậy, để cho em trai mình một mình làm quân tử hay sao?”, thế là đuổi vợ đi rồi trả vàng lại cho em trai. Hai anh em lại sống với nhau thân thiết như xưa.
Bởi vì chị dâu tham lam tiền của mà nhường lại tài sản của mình, đem ruộng vườn tài sản tổng cộng hơn ba trăm vạn đều nhường hết cho người anh. Sự kính nhường đối với người anh của Nhữ Đôn đã rất tốt rồi. Đến khi đào được vàng, vợ của Nhữ Đôn còn cho rằng vàng là của Tổ tiên để lại, cùng với chồng gánh vàng đến trả cho anh trai. Người có lương tâm thì đều sẽ cảm động. Chị dâu của Nhữ Đôn vẫn rất tham lam, anh trai của Nhữ Đôn đương nhiên là phải đuổi đi.
NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỨC HẠNH PHỤ NỮ
PHẦN 2: ĐỄ – NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ KÍNH TRÊN NHƯỜNG DƯỚI, YÊU THƯƠNG ĐÙM BỌC